Kinh doanh nhà hàng là một lĩnh vực kinh doanh luôn “hot”, bởi nếu thành công thì lợi nhuận mà nó mang lại vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên để mở một nhà hàng là không hề đơn giản. Bạn sẽ gặp phải hàng loạt những câu hỏi: mở nhà hàng cần những gì, muốn mở nhà hàng ăn uống cần bao nhiêu vốn, thuê mặt bằng mở quán ăn như thế nào tốt, kế hoạch khai trương nhà hàng cần những gì?. Vì vậy, nếu không lập bảng dự toán chi phí mở nhà hàng và chuẩn bị kỹ lưỡng cho mình một bảng kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống thì bạn có thể sẽ phải đối mặt với những khó khăn thậm chí có thể mang về cho mình một khoản lỗ không tưởng.
Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng cho người mới bắt đầu kinh doanh nhà hàng
Sau đây là 11 bước chi tiết lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng giúp bạn nắm chắc thành công trong tay.
1. Lựa chọn phong cách nhà hàng – kế hoạch phát triển nhà hàng
Có rất nhiều hình thức kinh doanh nhà hàng khác nhau như nhà hàng sang trọng, nhà hàng bình dân, nhà hàng thức ăn nhanh… Bạn nên quyết định ngay từ đầu là nhà hàng của mình sẽ đi theo phong cách nào. Nếu có kế hoạch kinh doanh nhà hàng sang trọng thì bạn sẽ cần chuẩn bị nhiều vốn hơn, ngược lại, nhà hàng bình dân hoặc quán ăn nhỏ sẽ cần ít vốn hơn. Ngoài những loại hình nhà hàng thông thường, bạn cũng có thể sáng tạo với những ý tưởng kinh doanh nhà hàng ăn uống độc đáo mới lạ của riêng mình để thu hút và gây ấn tượng với khách hàng.
2. Nghiên cứu thị trường lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng
Sau khi đã lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp, bạn cần suy nghĩ đến các bước tiếp theo. Để có thể kinh doanh nhà hàng thành công, bạn cần trả lời được các câu hỏi như:
Quy mô nhà hàng bạn hướng đến là gì?
Thực đơn sẽ có những món ăn nào?
Nguồn thực phẩm sẽ lấy ở đâu?
Không có một nhà hàng nào đủ sức hấp dẫn với tất cả mọi người. Đó là một thực tế mà nhiều người mới bước vào kinh doanh nhà hàng khó chấp nhận. Vì thế, hãy chỉ nhắm vào 5 hay 10% thị trường và phục vụ tốt, thế là bạn đã thành công.
Bạn có thể phân đoạn thị trường theo độ tuổi, theo thu nhập, sở thích hay nhà hàng đặc thù (nhà hàng dinh dưỡng, nhà hàng ăn chay…). Tuỳ từng cách phân đoạn, bạn tìm hiểu đặc điểm của từng đối tượng để có cách thức mở nhà hàng phù hợp. Ví dụ phân đoạn theo độ tuổi:
Thế hệ Y: thế hệ này, còn được gọi là thế hệ thiên niên kỷ, sinh từ năm 1980 trở về sau. Thế hệ này rất năng động, thích cái mới, dễ cuốn vào trào lưu, muốn khẳng định mình và khá độc lập.
Thế hệ X: là những người đã trưởng thành trẻ tuổi, được sinh ra trong khoảng 1965-1977. Họ bắt đầu trầm hơn, không thích bị chú ý, chín chắn và quan tâm tới thực chất.
Thế hệ sinh từ năm 1946-1964: ở lứa tuổi này họ đã có một sự nghiệp ổn định, ưa thích sự sang trọng…
Cần phân tích đặc điểm của từng khách hàng để lựa chọn khách hàng mục tiêu nhằm phục vụ một cách hiệu quả nhất.
Bạn cũng có thể tham khảo bạn bè hoặc những người đi trước để có thêm kinh nghiệm lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng và có những lựa chọn đúng đắn trước khi quyết định có nên kinh doanh nhà hàng hay không. Bên cạnh đó, nghiên cứu thị trường cũng là một bước không thể thiếu. Hãy tìm hiểu nhu cầu thực tế của phân khúc khách hàng mà bạn hướng đến, đồng thời liệt kê danh sách các đối thủ cạnh tranh trực tiếp (các nhà hàng cùng loại) và gián tiếp (các nhà hàng phục vụ các loại đồ ăn khác).
3. Mở nhà hàng ăn uống cần bao nhiêu vốn
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình khởi nghiệp. Tùy vào quy mô nhà hàng mà bạn hướng đến lớn hay nhỏ thì số vốn cũng cần có tương ứng. Thời gian đầu nhà hàng mới hoạt động có thể sẽ chưa có lãi hoặc lãi rất ít nên bạn cần chuẩn bị tinh thần cũng như tiền bạc cho giai đoạn này. Nếu chưa có đủ vốn để bắt đầu kinh doanh nhà hàng, bạn có thể vay ngân hàng hoặc tìm kiếm đầu tư. Hiện nay có rất nhiều quỹ đầu tư sẵn sàng chi tiền nếu bạn có một kế hoạch kinh doanh kinh doanh nhà hàng thật sự thuyết phục.
Mở nhà hàng ăn uống cần bao nhiêu vốn?
4. Thuê mặt bằng mở quán ăn như thế nào tốt?
4.1. Định hướng đâu là khách hàng chính để kinh doanh nhà hàng
Để chọn lựa địa điểm phù hợp nhất với quán ăn của bạn, bạn cần xác định thật rõ đối tượng khách hàng của bạn. Nếu đối tượng chính là dân văn phòng thì bạn nên mở nhà hàng gần văn phòng. Nếu đối tượng là giới trẻ, học sinh, sinh viên thì bạn nên mở nhà hàng gần trường học, ký túc xá, khu vui chơi…
Như vậy là bạn đã khoanh vùng được địa điểm nhỏ hơn phù hợp với đối tượng khách hàng của mình. Tránh việc mở nhà hàng lạc lõng giữa những người không có nhu cầu và quán ăn không đúng phong cách của bạn
4.2. Vị trí thuê mặt bằng mở quán ăn
Bạn cần đi khảo sát trước các địa điểm để chọn ra được vị trí thuê mặt bằng để mở quán ăn tốt. Một chuyến dạo phố quanh nơi bạn cần thuê cũng đủ để bạn nắm được tình trạng kinh doanh cơ bản của các cửa hàng đang hoạt động gần đó và những tập tục, thói quen cùng những điều sẽ ảnh hưởng tới quán ăn của bạn khi hoạt động.
Một mặt bằng lý tưởng để kinh doanh phát triển nhà hàng bắt buộc phải nằm ở nơi tập trung nhiều người, gần khu dân cư, khu công nghiệp và nhất là nằm trên các trục đường thuận tiện giao thông cho việc di chuyển, đi lại của khách.
Vị trí thuê mặt bằng mở quán ăn để kinh doanh nhà hàng
Bạn cũng nên quan tâm đến tần suất và mật độ tập trung, di chuyển của người dân. Mặt bằng nào có tần suất người di chuyển lớn hẳn sẽ rất thuận lợi cho việc kinh doanh nhà hàng của bạn.
Bạn cũng nên xem xét xung quanh xem có đối thủ nào kinh doanh ở xung quanh không. Nếu nơi bạn định thuê mặt bằng có các đối thủ nặng ký tồn tại đã lâu thì tuyệt đối nên tránh xa vì sẽ rất khó mà cạnh tranh được với họ
4.3. Mở nhà hàng cần những gì: Không gian rộng rãi thoáng mát
Ngoài địa điểm thuận lợi, quán ăn của bạn còn phải có đủ ánh sáng và thoáng mát để giúp khách có cảm giác thoải mái, nhất là trong những ngày tiết trời nóng nực.
Không gian trang trí trong quán ăn cũng cần có phong cách riêng, thể hiện được sự sáng tạo và gu thẩm mỹ của chủ quán.
Bạn cũng nên quan tâm một số yếu tố khác như: chỗ để xe phù hợp lượng khách dự kiến, kiểm tra đường thoát nước, losi thoát hiểm và nếu có lối đi hông hoặc phía sau để tiếp tế cho kho bếp khỏi phải đi ngang khu kinh doanh thì càng tốt. Mở quán ăn bạn cần coi trọng nhất việc bếp núc hậu cần.
4.4. Chi phí thuê mặt bằng để mở nhà hàng là bao nhiêu
Khi bạn đã tìm được địa điểm thuê mặt bằng, bạn nên để ý đến cả túi tiền của chính mình. Việc xác định được số tiền sẽ đầu tư cho mặt bằng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức vì sẽ thu hẹp được phạm vi tìm kiếm.
Bạn cũng nên lưu ý “tiền nào của nấy”. Với những điểm vị trí đẹp giữa phố lớn thì chi phí sẽ đội cao. Những điểm có thể mở quán ăn quy mô rộng nằm ở trung tâm cũng không rẻ chút nào.
4.5. Mối quan hệ với chủ thuê cũng được xem là kế hoạch mở nhà hàng
Bạn nên xem xét mặt chủ nhà khi thuê mặt bằng để mở quán ăn. Chủ nhà cho thuê có tính toán không. Điều này cũng khá nguy hiểm vì nhiều khi mình đang làm ngon lành họ lại đòi lại mặt bằng. Họ sẽ dùng mọi cách làm khó dễ để không bồi thường hợp đồng.
Tốt nhất là bạn hãy chọn chủ nhà đang có công việc ổn định và không có khả năng cạnh tranh với mình.
4.6. Hãy quan tâm đến hợp đồng cho thuê khi kinh doanh nhà hàng
Về hợp đồng thuê mặt bằng để mở quán ăn, bạn hãy bắt đầu với hợp đồng thuê 1 năm hoặc nhiều nhất là 2 năm.
Hợp đồng phải càng cụ thể càng tốt. Cụ thể là họ cho bạn bao nhiêu thời gian mượn để sửa chữa, giá thuê bao lâu thì không tăng nữa, nếu đòi nhà thì có những thiệt hại nào phải đền bù ( chi phí sửa chữa và thiệt hại về doanh thu ước tính nếu bị lấy lại mặt bằng trong quãng thời gian vi phạm ).
Bạn cũng nên có những ràng buộc chủ nhà phải hỗ trợ cho mình các thủ tục phát sinh với phường, hoặc công ty điện nước…. nhỡ có sự cố thì họ cũng phải có trách nhiệm xử lý vấn đề với mình cho nhanh.
5. Lựa chọn phong cách trang trí cho nhà hàng
Không gian nội thất của nhà hàng cũng là một yếu tố bạn nên dành sự quan tâm thích đáng. Nhà hàng có thể có nhiều phong cách thiết kế khác nhau nhưng bạn cần đảm bảo phong cách thiết kế đó sẽ mang đến không gian ẩm thực đúng như bạn mong muốn. Bàn ghế, vật dụng trang trí cần được thiết kế hài hòa, số lượng bàn ghế nên đặt đủ dùng, không nên kê quá nhiều bàn ghế trong nhà hàng gây cảm giác chật chội, không thoải mái. Ngoài ra, màu sắc và ánh sáng cần làm tôn lên món ăn của bạn. Ví dụ, tường màu trắng không phải là một sự lựa chọn hoàn hảo cho một cửa hàng bán bánh ngọt hoặc đồ ăn nhanh. Đây là một kinh nghiệm ki kinh doanh nhà hàng cực kỳ quan trọng mà bạn nên ghi nhớ.
6. Kế hoạch kinh doanh nhà hàng: cơ sở vật chất
Muốn có một nhà hàng đạt chuẩn thì bạn phải đảm bảo trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, bao gồm bàn ghế, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện nước, đồ dùng nhà bếp,… Trong đó bạn cần đặc biệt quan tâm đến ba nơi trong cửa hàng, đó là khu vực đón khách, khu vực phục vụ và khu vực nhà bếp. Với khu vực đón khách nên thiết kế bãi gửi xe riêng, không chắn lối đi, biển hiệu bắt mắt, bài trí thông thoáng và làm nổi bật được nhà hàng. Khu vực phục vụ là nơi bạn bày bàn ăn, quầy thanh toán, quầy đựng đồ uống,… bạn nên ước tính trước lượng khách tối đa để mua sắm bàn ghế, khăn trải cho hợp lý. Riêng khu vực nhà bếp nên được thiết kế theo nguyên lý bếp một chiều, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra cơ chế thoát nước, lọc dầu mỡ, khử mùi, xả khói hay an toàn sử dụng gas cũng hết sức quan trọng, bạn nên dự trù thật kĩ trước khi lắp đặt.
Sắp đặt và thiết kế là những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của nhà hàng. Bạn cần thiết kế hợp lý cho khu chế biến, khu bếp, khu trữ hàng, khu văn phòng và khu dành cho khách. Thông thường, khu dành cho khách ăn chiếm từ 40-60% diện tích nhà hàng, 30% dành cho khu chế biến và nấu nướng, phần còn lại là khu trữ hàng và khu văn phòng.
Khu dành cho khách: đây là khu giúp bạn kiếm tiền, chính vì thế đừng cắt xén nó khi thiết kế. Hãy dành thời gian thăm càng nhiều nhà hàng càng tốt để phân tích cách bài trí của những nhà hàng đó. Hãy quan sát thái độ của những khách hàng tới ăn, họ phản ứng ra sao với những cách bài trí đó? Chúng tiện lợi hay không? Phân tích những cái hay và dở để rút kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng cho mình.
Cách thiết kế khu dành cho khách phụ thuộc vào quan niệm của bạn. Thống kê cho thấy 40 đến 50% khách hàng tới theo đôi, 30% đi một mình hoặc nhóm 3 người, 20% đi theo nhóm từ 4 người trở lên. Để đáp ứng từng nhóm khách khác nhau, hãy dùng bàn cho 2 người và dùng loại có thể di chuyển để lắp ghép thành bàn rộng hơn. Cách này giúp bạn linh hoạt hơn trong việc phục vụ từng nhóm khách hàng khác nhau.
Khu chế biến. Các khu chế biến trong nhà hàng thường rơi vào tình trạng thiết kế không hiệu quả. Hãy nắm rõ thực đơn trong đầu để xác định từng yếu tố trong khu vực chế biến. Bạn cũng cần khu vực dành cho việc nhận, cất giữ nguyên liệu, sơ chế, nấu, rửa chén bát, khu đựng rác, thuận lợi cho nhân viên và khu dành cho văn phòng. Hãy sắp xếp khu chế biến thức ăn sao cho chỉ cách khu nấu nướng vài bước chân. Cách thiết kế của bạn cũng nên cho phép hai đầu bếp hoặc nhiều hơn cùng làm khi có nhiều khách.
7. Menu – điều quan trọng khi kinh doanh nhà hàng ăn uống
7.1. Cân đối giá bán và giá thực phẩm
Không giống như bán lẻ các sản phẩm đều đã có giá cố định, giá của món ăn trong nhà hàng lại phụ thuộc vào quyết định của từng chủ kinh doanh nhà hàng riêng. Dĩ nhiên điều này không có nghĩa là bạn được phép “hét” bất kỳ giá nào với thực khách, mà phải dựa vào chi phí mua nguyên vật liệu và mặt bằng giá chung để tính toán. Thông thường, giá bán sẽ cao hơn tổng giá nguyên liệu từ 30% – 35%, đây là chi phí dành cho công nấu ăn, tiền dịch vụ.
Ví dụ bạn làm món sườn nướng, giá nhập sườn non vào khoảng 50.000đ cho 1 suất, các gia vị khác là 10.000đ, tổng cộng hết 60.000đ. Lấy chi phí nguyên liệu này chia cho 35% bạn sẽ được giá bán là 171.428đ, đưa vào thực đơn sẽ là 172.000đ – 175.000đ, bạn càng tăng giá bán thì càng lãi cao.
Giá bán không nên quá thấp, vừa ảnh hưởng đến lợi nhuận vừa biến bạn thành kẻ bán phá giá, rất dễ bị những nhà hàng khác chèn ép. Bạn có thể thêm vào một vài gia vị hoặc chi tiết trang trí để món ăn đặc sắc hơn, đồng thời cũng đẩy giá lên cao hơn một cách hợp lý.
7.2. Cân đối định lượng – tiết kiệm chi phí mở nhà hàng
Việc cân đối khối lượng của các món ăn cũng rất quan trọng khi lên thực đơn, nếu quá nhiều thực khách chưa chắc đã ăn hết sẽ gây lãng phí, còn nếu quá ít lại gây ra sự bất mãn. Bạn nên ngồi lại với đầu bếp chính của mình để có một công thức hợp lý, vừa tiết kiệm mà vẫn tạo ra những món hấp dẫn.
Mọi nguyên liệu khi nhập vào và khi sử dụng đều phải có quy định rõ ràng về số lượng, đây cũng là bảng quy chiếu giúp bạn quản lý nhà hàng của mình tốt hơn. Các loại thịt có thể tính theo cân, nhưng nước sốt, phô mai nghiền, gia vị thì nên để đơn vị là thìa hoặc ml.
7.3. Cân bằng thực đơn
Không phải lúc nào bạn cũng có thể chế biến được tất cả những món trong thực đơn, nhất là các loại rau củ quả theo mùa. Đó là còn chưa kể thị trường biến động dẫn đến giá cả của nguyên liệu lên xuống thất thường. Nhưng bạn lại không thể thay đổi giá bán liên tục như vậy được, khách hàng chắc chắn không hề thích điều đó. Việc cân bằng thực đơn vì vậy mà rất cần thiết, bạn phải dự trù được những thay đổi đó để có kế hoạch thay đổi khi cần thiết.
Cân bằng thực đơn – kế hoạch phát triển nhà hàng
7.4. Thực đơn phải đẹp mới thu hút khách hàng
Một tờ thực đơn được trình bày cẩu thả, các món ăn sắp xếp lộn xộn, thiếu đề mục, thiếu mức giá chắc chắn sẽ không thể tạo được thiện cảm tốt trong mắt khách hàng. Thiết kế thực đơn cũng là cách tiếp thị cực kì hiệu quả, vì vậy bạn phải trình bày sao cho đẹp mắt và khoa học. Phong cách của thực đơn nên hoà hợp với phong cách chủ đạo của nhà hàng, không thể một thứ sang chảnh một thứ lại quá bình dân được. Đừng dùng những từ ngữ quá khó hiểu để đặt tên món ăn, nên bao gồm thành phần chính trong đó để khách hàng dễ hình dung.
8. Nhân viên phải chuyên nghiệp
Tại sao nói nhân viên thuộc kế hoạch kinh doanh nhà hàng?. Bước đầu tiên trong chương trình tuyển dụng nhân viên là quyết định chính xác bạn muốn nhân viên làm gì. Bảng mô tả công việc không nhất thiết phải quy mô như của các công ty lớn, điều quan trọng là nó phải liệt kê được trách nhiệm và phận sự của từng công việc.
Tiếp theo bạn cần lập bảng quy định mức lương. Để đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên nghiên cứu mức lương chung trong ngành, sau đó đặt ra mức lương tối đa và tối thiểu đối với từng vị trí để việc trả lương dựa vào năng lực được linh hoạt hơn.
Tại sao nói nhân viên thuộc kế hoạch kinh doanh nhà hàng?
Có một số vị trí đặc biệt bạn cần lưu tâm:
Người quản lý: Vị trí quan trọng nhất trong hầu hết các nhà hàng là người quản lý. Tốt nhất là người đó phải đã từng quản lý một hay nhiều nhà hàng và có mối quan hệ với các nhà cung cấp thực phẩm. Chắc chắn bạn cũng muốn có được một người quản lý có kỹ năng và khả năng giám sát nhân viên đồng thời vẫn làm toát lên phong cách và cá tính của nhà hàng. Để có được người quản lý như thế bạn cần phải trả mức lương tương xứng và nên tuyển trước khi mở cửa hàng ít nhất 1 tháng để họ có thể tư vấn cho bạn.
Bếp trưởng và đầu bếp: khi mới bắt đầu bạn có thể cần 3 đầu bếp, 2 người làm toàn thời gian và 1-bán thời gian, giờ làm việc từ 10 h sáng đến 4 h chiều hoặc từ 4 h chiều tới lúc đóng cửa. Người làm bán thời gian được bố trí vào những giờ cao điểm, cuối tuần hoặc ngày lễ.
Người phục vụ: họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng của bạn, vì thế họ cần phải tạo ra ấn tượng dễ chịu và có thể làm việc tốt dưới áp lực lớn, cùng lúc phục vụ nhiều bàn mà vẫn giữ được vẻ tươi tỉnh.
Đối với bất kì nhân viên nào bạn cũng nên cho họ biết triết lý của nhà hàng cũng như hình ảnh mà -bạn muốn xây dựng để cùng nhau phấn đấu.
9. Xin giấy phép kinh doanh trước khi kinh doanh nhà hàng
Thủ tục cuối cùng cần hoàn tất trước khi mở hàng đó là xin giấy phép kinh doanh trước khi mở nhà hàng và các giấy tờ khác như giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu nhà hàng của bạn phục vụ đồ uống có cồn như bia, rượu thì cần có giấy phép kinh doanh mặt hàng này. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng các quy định của địa phương và hoàn thành đầy đủ các giấy tờ cần thiết để tránh gặp phải rắc rối về sau. Nếu có thể, bạn nên thành lập công ty để bảo vệ và phân chia rõ ràng giữa chi phí kinh doanh và tài sản cá nhân.
10. Những quy định về an toàn thực phẩm
Bạn cần am hiểu về những quy định về an toàn thực phẩm trước khi kinh doanh nhà hàng. An toàn thực phẩm cần được đặt lên hàng đầu khi bạn dấn thân vào việc kinh doanh nhà hàng. Bạn cần tìm hiểu về những quy định an toàn thực phẩm mà các nhà chức trách đã đưa ra để thực hiện cho đúng. Uy tín của nhà hàng sẽ rất khó lấy lại nếu bạn để khách hàng của mình bị ngộ độc, ngoài ra bạn còn phải trả chi phí điều trị không nhỏ cho khách hàng.
Bạn cần hiểu rõ quy định an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh nhà hàng
11. Chiến lược kinh doanh nhà hàng: marketing và quảng bá
Bất cứ công ty nào cũng cần có một kế hoạch marketing và loại hình kinh doanh nhà hàng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên dù áp dụng chiến lược marketing nào đi chăng nữa bạn cũng không nên bỏ qua phương pháp marketing truyền miệng bởi theo nghiên cứu, đây là phương pháp quảng cáo tốt nhất đối với ngành kinh doanh thực phẩm.
Bạn phải có kế hoạch khai trương nhà hàng. Khi khai trương nhà hàng bạn có thể gửi giấy mời dùng bữa miễn phí tới những nhân vật tiêu biểu trong tập khách hàng mà bạn nhắm tới. Đăng kí tên trên danh sách các địa chỉ ẩm thực, sách hướng dẫn du lịch, quảng cáo trên các phương tiện thông tin hoặc giới thiệu cách chế biến một vài món ăn đặc trưng của nhà hàng trên tạp chí.
Trên đây là 11 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết bạn cần chuẩn bị trước khi bắt đầu. Bạn đang có ý định mở nhà hàng thì bạn nên nắm chắc những kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống, cần lập một kế hoạch kinh doanh nhà hàng thật kỹ lưỡng, đừng quên là vị trí thuê mặt bằng để mở quán ăn là cực kỳ quan trọng nhé. Hi vọng qua bài viết này bạn đã tìm được cho mình một mớ kinh nghiệm để bắt đầu với kế hoạch kinh doanh nhà hàng của mình. Chức các bạn thành công nhé!.